Đường Vành đai 4 đi qua các địa phương TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh minh họa |
Theo đó, UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo phương thức đối tác công tư và quy định pháp luật khác có liên quan.
Sở Kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND thành phố triển khai thủ tục tiếp theo để đầu tư dự án theo quy định hiện hành.
Đường vành đai 4 với chiều dài khoảng 200 km, quy mô 6 – 8 làn xe, điểm đầu giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), điểm cuối tại cảng Hiệp Phước (TP HCM).
Dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 100.000 tỷ đồng. Quy hoạch đặt ra tiến trình đầu tư đường vành đai 4 TP HCM trước năm 2030. Dự án dự kiến khởi công năm 2024, hoàn thành năm 2028.
Dự án hiện đã được Thủ tướng giao TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư các đoạn tuyến trên địa bàn các địa phương.
Thủ tướng đã lập tổ công tác liên ngành vào đầu năm 2022 để rà soát phạm vi, quy mô, phương án kỹ thuật, đầu tư…
Theo kế hoạch, các sở ngành địa phương có dự án đi qua thảo luận, các địa phương sẽ phối hợp hoàn thành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vào tháng 12/2022.
Chiều dài các đoạn đi qua các địa phương gồm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 18km, Đồng Nai 45km, Bình Dương 49km, TP HCM 17km, Long An 71km.