Gửi tiết kiệm tại VPBank, khách hàng tố bị mất sạch hơn 2,1 tỷ đồng
Một khách hàng của VPBank báo bị mất hơn 2,1 tỷ đồng gửi tiết kiệm trong tài khoản. Sau khi gửi giấy đề nghị thanh toán, khách hàng mới “ngỡ ngàng” khi biết toàn bộ số tiền tại VPBank bị chuyển đến 3 tài khoản tại VietinBank, MB và BIDV.
Theo đơn phản ánh gửi đến Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Hà Chi (trú TPHCM) cho biết: “Từ tháng 11.2021 đến tháng 1.2022, tôi có gửi tiết kiệm theo hình thức tiền gửi có kỳ hạn (tự động tái tục) tại ngân hàng VPBank bằng 11 số tài khoản với tổng số tiền là 2.155.000.000 đồng.
Ngày 2.8.2022, tôi gửi giấy đề nghị thanh toán đến Ngân hàng VPBank yêu cầu thanh toán cho tôi số tiền 2.155.000.000 đồng và tiền lãi theo thỏa thuận nhưng Ngân hàng VPBank không thực hiện thanh toán cho tôi.
Lý do Ngân hàng VPBank không thanh toán tiền cho tôi là vì ngân hàng VPBank cho rằng ngày 11.1.2022, đã có một người giả mạo tôi, gọi điện lên tổng đài tự động của Ngân hàng VPBank yêu cầu ngân hàng đổi tên truy cập, mật khẩu Internet Banking của tôi. Sau đó, ngân hàng đã cho phép người đó sử dụng tên truy cập, mật khẩu của tôi để chuyển số tiền 2,155 tỷ đồng trong tài khoản của tôi vào 3 số tài khoản khác nhau”.
Chờ đón dòng vốn đầu tư FDI mới
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi tốt và ở mức khá hơn so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thu hút nguồn vốn FDI đầu tư dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… tạo thành một hệ sinh thái hiệu quả.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – cho biết, giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022 vừa qua, GDP tăng 8,83%, lạm phát được kiểm soát và nền kinh tế đạt nhiều tín hiệu tăng trưởng tốt. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, 90% nhà đầu tư nước ngoài khẳng định thị trường Việt Nam đang phục hồi tốt và ở mức khá hơn so với thời kỳ trước đại dịch.
Bà Hoàng Thanh Tâm – Trưởng phòng xúc tiến đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài cũng khẳng định, Việt Nam hiện đang tập trung vào hai tiêu chí đầu tư chính. Thứ nhất, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Thứ hai, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, có tác động lan tỏa để kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp TPHCM đẩy mạnh khai thác “mỏ vàng” du lịch MICE mùa cuối năm
Ngân hàng đã thôi mặn mà với trái phiếu
Những quy định chặt chẽ hơn ở nhà đầu tư trái phiếu, doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng như các bên liên quan khác trong Nghị định 65/2022 được Chính phủ ban hành mới đây có thể là một trong những yếu tố tác động mạnh tới quyết định đầu tư và nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng.
Dù nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng được đánh giá là chưa đáng kể, song giới chuyên gia tài chính từng nhiều lần đưa ra cảnh báo thận trọng với các ngân hàng nắm giữ số lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính quý II/2022 cho thấy danh sách nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất thuộc về TPBank, Techcombank, MB, VPBank, Sacombank, OCB, HDBank, MSB…
Tuy nhiên trong quý III/2022, báo cáo tài chính cũng như công bố của các ngân hàng cho thấy dấu hiệu dịch chuyển đáng kể từ tín dụng trái phiếu tiếp tục chảy sang lĩnh vực cho vay mua nhà. Báo cáo tái chính được Techcombank công bố cho thấy trong quý III/2022, cho vay khách hàng của Techcombank đạt mức tăng 12,8%, tương ứng với mức tăng so với cuối quý II là 4,8%.
Nguồn:laodong