Trong suốt 30 năm qua, bằng sự nỗ lực không ngừng với tinh thần “ Đoàn kết thống nhất, năng động sáng tạo” Trung tâm Quản lý Đường thủy đã cố gắng phấn đấu và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Chiều 16-8, Trung tâm Quản lý đường thủy thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập. Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải TP.HCM.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Quang Lâm – giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM – nhận định TP.HCM có lợi thế lớn về đường thủy với hơn 1.000km đường thủy, dòng sông Sài Gòn chạy quanh và đi vào trung tâm TP. Trong đó, vận tải hàng hải chiếm đến 22% tổng sản lượng cả nước, dự báo lượng hành khách, hàng hóa thông qua TP.HCM sẽ tăng 4-5% trong thời gian tới.
Trung tâm Quản lý đường thủy cũng góp sức vào đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại TP.HCM (gọi tắt là phí hạ tầng cảng biển).
Kết quả thu phí hạ tầng cảng biển ở TP.HCM đến nay có hơn 68.800 doanh nghiệp đăng ký, bình quân hằng ngày khoảng 2.000 – 3.000 doanh nghiệp khai báo và nộp phí. Số phí thu bình quân 1 ngày là 6 tỉ đồng. Trong đó, thu phí từ 1-4-2022 đến tháng 12-2023 là hơn 3.800 tỉ đồng và thu 6 tháng đầu năm 2024 là hơn 1.000 tỉ đồng (đạt 48,1% so với dự kiến). Đến nay, TP.HCM dự kiến đã thu hơn 5.200 tỉ đồng phí hạ tầng cảng biển để quay lại đầu tư đường sá, hạ tầng kết nối vào các cảng.
Hệ thống sông, kênh, rạch đã đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh.Trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, trong đó mục tiêu phát triển đồng bộ mạng lưới kết cấu hạ tầng đường thủy. Để đạt được mục tiêu này, việc tăng cường quản lý, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy hiện có trên địa bàn Thành phố đóng vai trò rất quan trọng nhằm khai thác bền vững và có hiệu quả năng lực vận tải đường thủy, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, đơn vị đã tổ chức thực hiện bảo trì toàn bộ kết cấu hạ tầng trên 83 tuyến sông, kênh, rạch được giao trách nhiệm quản lý, duy tu đối với 31.428 lượt/3.492 báo hiệu giao thông đường thủy; duy tu 18.895 m 2 kết cấu kè bảo vệ bờ bị hư hỏng hoặc xuống cấp; duy tu, nạo vét 12 vị trí bãi cạn phát sinh trên tuyến, giúp cho các phương tiện thủy lưu thông trên tuyến được an toàn tuyệt đối.
Ông Tống Hoàng Kha – phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam – kỳ vọng sắp tới đây, TP.HCM phát triển hơn nữa vận tải hành khách, hàng hóa, du lịch thủy. Nhất là khả năng vận tải hàng siêu trường, siêu trọng… Từ đó chia sẻ áp lực với đường bộ, góp phần giảm ùn tắc giao thông đô thị và kết nối tốt hơn nữa với các tỉnh, thành lân cận.
Kết quả thu phí hạ tầng cảng biển ở TP.HCM đến nay có hơn 68.800 doanh nghiệp đăng ký, bình quân hằng ngày khoảng 2.000 – 3.000 doanh nghiệp khai báo và nộp phí. Số phí thu bình quân 1 ngày là 6 tỉ đồng. Trong đó, thu phí từ 1-4-2022 đến tháng 12-2023 là hơn 3.800 tỉ đồng và thu 6 tháng đầu năm 2024 là hơn 1.000 tỉ đồng (đạt 48,1% so với dự kiến). Đến nay, TP.HCM dự kiến đã thu hơn 5.200 tỉ đồng phí hạ tầng cảng biển để quay lại đầu tư đường sá, hạ tầng kết nối vào các cảng.
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hoàn thiện Quy hoạch mạng lưới cảng bến và đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030 và Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lựa chọn, đề xuất các tuyến ưu tiên đầu tư nhằm phát triển vận tải hàng hóa, vận tải hàng hóa và phát triển du lịch.
Hồng Nhung