Chiều ngày 23/9 tại Nhà văn hóa Lao động Công nghệ cao Q9 TP.HCM đã diễn ra chương trình Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03a/NQ-TLĐ ngày 17/2/2024 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Khóa XI về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Công nhân lao động Khu công nghiệp, Khu chế xuất của Công đoàn viên chức TP.
Tại chương trình có sự tham dự – Đ/c Phạm Văn Linh – Ủy viên Ban Thường vụ – Trưởng Ban Dân vận Khối Dân-Chính Đảng TP.
– Đ/c Nguyễn Thị Bích Liên – Phó Chủ tịch – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Viên chức TP.
Đ/c La Thanh Tuấn – Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức TP. Cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Viên chức thành phố; Các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ban chấp hành các công đoàn cơ sở tại Khu công nghệ cao Thành phố.
Đ/c Nguyễn Thị Bích Liên – Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức TP điều hành chia sẻ. Nghị quyết 03a/NQ-TLĐ của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Nghị quyết quan trọng, quan tâm chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Lãnh đạo của Liên đoàn Lao động TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và thực hiện hiệu quả nghị quyết, huy động sự tham gia của cả hệ thống công đoàn trong việc góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đội ngũ công nhân lao động là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị”. Trong thực tiễn, với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự đồng lòng của các cấp, các ngành, sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ công đoàn, sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo doanh nghiệp, sự góp sức không nhỏ của đội ngũ công nhân lao động tại các Khu công nghiệp, khu chế xuất… đã góp phần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, giúp công nhân lao động có cơ hội phát triển toàn diện.
Để đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết, bài học kinh nghiệm về xây dựng, phát triển văn hóa của đội ngũ công nhân, lao động tại khu công nghiệp trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, thực tiễn tại Công đoàn viên chức Thành phố.
Đ/c Phạm Thị Hồng Yến chia sẻ: Việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Giúp công nhân có thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn, giảm căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao tinh thần làm việc. Khi được quan tâm đến đời sống tinh thần, công nhân sẽ cảm thấy được tôn trọng, có động lực làm việc hiệu quả hơn, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Việc tăng cường công tác quản lý, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong Khu vực công nghệ cao phát huy các thiết chế văn hóa tại doanh nghiệp, tạo một môi trường làm việc lý tưởng, khuyến khích đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững cho các doanh nghiệp. Tổ chức các hoạt động kết nối, giao lưu giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác, liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và cùng phát triển .
Doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, xây dựng môi trường làm việc gắn kết, góp phần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng.
Quan tâm, xây dựng thiết chế tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thao các môn phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng đơn vị, doanh nghiệp. Duy trì, phối hợp thường xuyên với nhiều đơn vị chức năng, doanh nghiệp tăng cường các giải pháp về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, người lao động.
P.V