Ngày 23/8, Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh (DXCenter), Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) tổ chức Hội thảo “Hành trình chuyển đổi số-Đột phá từ doanh nghiệp nhỏ đến thành công lớn”.
Tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp SME đang được cải thiện đáng kể.
Các doanh nghiệp đã chủ động tìm hiểu và tiếp cận các xu hướng, giải pháp công nghệ mới nhằm ứng dụng vào hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang đối diện với nhiều thách thức khi triển khai các hoạt động chuyển đổi số. Những thách thức này đang khiến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp SME tại Việt Nam diễn ra chậm hơn so với tiềm năng, và cần có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các cơ quan liên quan để thúc đẩy sự thay đổi này.
Chuyển đổi số không chỉ giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn tạo ra những cơ hội tiếp cận các khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, khoảng 90% các công ty tham gia khảo sát đến từ các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trung bình đều ở mức nâng cao (với điểm số trên 3.0).
Ông Hoàng Văn Tam, Giám đốc Công ty DigiTech Solutions nhận định, một số doanh nghiệp SME chưa có chiến lược cụ thể cho quá trình chuyển đổi số, dẫn đến việc triển khai các công nghệ không đồng bộ và kém hiệu quả. Việc không xác định được lộ trình chuyển đổi số phù hợp có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ một cách tối ưu.
Hiện, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp SME lại đứng trước cơ hội và thách thức mới. Nếu doanh nghiệp chưa sẵn sàng nguồn lực, thay vì làm chuyển đổi số tổng thể, thì có thể chuyển chiến lược sang ứng dụng AI vào từng quy trình kinh doanh của mình từ đơn giản đến các quy trình phức tạp.
Trong khi đó, theo bà Đào Thị Hồng Lê, Giám đốc Tokyo Tech Lab Việt Nam, chuyển đổi số hiện nay không còn là xu hướng mà đã trở thành nhu cầu cấp thiết của mọi doanh nghiệp.
Do đó, các đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số cần phải cung cấp được nền tảng đáp ứng không chỉ chuyên môn nghiệp vụ đa dạng, tính tiện dụng và khả năng tùy biến cao, mà còn phải bảo đảm hiệu năng, cũng như tính bảo mật để phù hợp với xu thế của thế giới internet toàn cầu.
Các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp SME đang đối diện với nhiều thách thức khi triển khai các hoạt động chuyển đổi số. Khó khăn chính bao gồm chi phí đầu tư cao cho công nghệ mới, thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ, cũng như nguy cơ rò rỉ dữ liệu và thiếu hụt nhân lực kỹ thuật.
Những thách thức này đang khiến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp SME tại Việt Nam diễn ra chậm hơn so với tiềm năng, và cần có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ chính phủ và các cơ quan liên quan để thúc đẩy sự thay đổi này.
Hội thảo nhằm cung cấp thông tin về các xu hướng, chiến lược và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực chuyển đổi số, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) nắm bắt và áp dụng hiệu quả.
Đồng thời, tạo cơ hội kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp và các diễn giả, nhà cung cấp giải pháp công nghệ, từ đó giúp giải quyết những thách thức mà doanh nghiệp SME đang gặp phải trong quá trình thực thi chuyển đổi số.
P.V